In phun là gì? Ưu nhược điểm, quy trình của in phun

Công nghệ in phun là gì? Chúng có đặc điểm gì và quy trình sản xuất in phun thế nào? So sánh in phun với các loại in khác. Sau đây, công ty THN Việt Nam sẽ giới thiệu đến bạn chi tiết về công nghệ in phun và các thắc mắc của khách hàng về công nghệ in này nhé.

In phun là gì?

In phun là công nghệ in sử dụng đầu phun phun mực trực tiếp lên mặt trên của vật liệu in. Công nghệ in này sử dụng các bình mực với hệ màu in nhất định, phun các hạt mực nhỏ li ti qua đầu in và quá trình này được thực hiện liên tục cho tới khi bản in hoàn chỉnh.

Để bản in phun đạt được màu sắc hoàn chỉnh, đầu phun phải phun theo số lần quy định nhất định gọi là pass. Ví dụ, bạn chọn chế độ in 4 pass có nghĩa là đầu phun phải đi qua đi lại phun 4 lần thì phần in đó mới hoàn chỉnh màu. Thông thường, các máy in phun hiện nay đều có chế độ chỉnh pass nhất định và thường số pass là số chẵn.

In phun sẽ áp dụng nguyên lý phun mực trực tiếp lên bề mặt vật liệu

In phun sẽ áp dụng nguyên lý phun mực trực tiếp lên bề mặt vật liệu

Thông thường, tùy theo mục đích sử dụng của khách hàng mà người ta chia máy in phun thành 2 loại là máy in phun màu và máy in phun đen trắng. Thông thường, hầu hết các máy in phun đen trắng sẽ ít được sử dụng hơn máy in phun màu. Hệ màu tiêu chuẩn sử dụng trên máy in phun màu hiện nay là CMYK.

Xét theo nhu cầu khổ in thì máy in phun hiện nay được chia làm các loại khổ nhỏ và khổ lớn, in nhiều vật liệu khác nhau. Công ty THN Việt Nam hiện nay đang là đơn vị chuyên bán máy in phun khổ lớn in được trên các vật liệu hiflex, pp, decal. Hãy liên hệ với kinh doanh của chúng tôi theo số: 0908 612 460 nếu bạn có nhu cầu nhé.

Quy trình sản xuất in phun hiện nay là gì?

Quy trình in phun hiện nay được thực hiện với nguyên lý đơn giản khi file khách hàng cần đặt in sẽ được chuyển từ hệ thống máy tính đến máy in thông qua phần mềm RIP. Các định dạng của file RIP được sử dụng thường là tiff, jpg, png, pdf,…Hình ảnh in cần phải có độ phân giải cao hơn hoặc bằng độ phân giải của đầu phun máy in.

File in sẽ được xử lý thông qua phần mềm RIP

Sau đây là các bước chi tiết của quy trình in phun bạn cần nắm:

  • Bước 1: chọn file cần in, lưu ý file phải có độ phân giải và kích thước vừa đủ với khổ của máy in.
  • Bước 2: kiểm tra lại bình mực in và các hoạt động, bộ phận của máy in để quy trình sản xuất diễn ra trơn tru.
  • Bước 3: kết nối máy in với dữ liệu file và sử dụng phần mềm RIP để chuyển thành file in. Sau đó phần mềm RIP sẽ thực hiện các thức năng như canh khổ in, canh lề, nhân bản giúp người sử dụng máy có thể chỉnh được file in đầu ra sẽ như thế nào.
  • Bước 4: khởi động máy và bắt đầu quá trình in. Đầu phun sẽ liên tục di chuyển qua lại để tiến hành phun mực lên bản in. Trong thời gian sản xuất sẽ có tỷ lệ nhất định đầu phun bị nghẹt mực hoặc không phun ra được đầy đủ màu. Khi gặp tình trạng này người vận hành máy sẽ phải dừng bản in lại và khắc phục tình trạng này rồi mới cho máy in chạy tiếp.
  • Bước 5: lấy bản in ra khỏi máy, đợi khô và đóng gói giao cho khách hàng.

Lưu ý: tùy theo dòng máy in phun in trên vật liệu nào mà sẽ có lắp đặt thêm hệ thống sấy khô nữa. Hầu hết các dòng máy sử dụng hệ thống sấy là các máy in phun khổ lớn.

Ưu nhược điểm của quy trình in phun

Ưu điểm

Máy in phun có thể thực hiện in trên những vật liệu rất lớn

Máy in phun có thể thực hiện in trên những vật liệu rất lớn

So với các công nghệ in đã ra mắt trước đây thì in phun có lợi thế là chúng có công suất in nhanh, in được nhiều bản in khác nhau trong cùng 1 thời điểm.

Thích hợp in với khổ lớn với chất lượng bản in, độ phân giải tốt.

Một số loại máy in phun khổ lớn chất lượng hiện nay có công suất in cao, tốc độ in hàng nghìn mét vuông mỗi ngày giúp phục vụ nhu cầu quảng cáo.

Nhược điểm

Mỗi hệ thống máy in phun sẽ có 1 độ phân giải thích hợp nhất định. Những máy in phun khổ lớn sẽ không in được trên khổ nhỏ vì độ phân giải của đầu phun khổ lớn sẽ khác máy in phun khổ nhỏ.

Kỹ thuật in này có tỷ lệ hao hụt mực nhất định khi trong thời gian vận hành máy đầu phun bị nghẹt mực hoặc phun ra thiếu màu phải tiến hành đẩy mực lau đầu phun lại.

Độ bền của bản in có thời gian nhất định.

Độ bền của bản in phun quảng cáo khi để ngoài trời thường từ 6 - 12 tháng

Độ bền của bản in phun quảng cáo khi để ngoài trời thường từ 6 – 12 tháng

Lời kết

Trên đây là khái niệm in phun là gì cùng các đặc điểm, quy trình của kỹ thuật in này. Nếu khách hàng đang có nhu cầu mua máy in phun khổ lớn tại TPHCM, hãy liên hệ THN Việt Nam theo hotline: 0908 612 460.