In offset là công nghệ in rất phổ biến hiện nay trên thị trường và trong quy trình sản xuất cần phải có mực in offset. Sau đây, công ty THN Việt Nam sẽ chia sẻ đến bạn thông tin mực in offset là gì? Cấu tạo, thành phần và ứng dụng của loại mực in này nhé.
Mực in offset là gì?
In offset là công nghệ in được dùng để làm các ấn phẩm trên chất liệu giấy được đặt hàng rất phổ biến hiện nay. Với quy trình in đặc biệt là hình ảnh ban đầu sẽ được ép lên các tấm offset sau đó mới ép lên giấy in để thành phẩm. Vì thế, mực sản xuất ra phải phù hợp với quy trình in này để cho ra sản phẩm chất lượng.
Mực in offset thường được in trên các tấm offset sau đó ép lên bề mặt giấy
Mực in offset là một hỗn hợp các hạt pigment trộn đều qua những chất liệu liên kết, phụ gia và những loại hạt này sẽ quyết định đến màu của mực in ra.
Chất dẫn bên trong mực in offset sẽ có độ nhớt từ 0-100 Pa.s, chúng có độ ẩm cao, bền khi tiếp xúc với nước và giúp kết dính các hạt pigment với bề mặt vật liệu in. Ưu điểm của mực in offset là rất ít xuất hiện hiện tượng loang màu trong khi in.
Cấu tạo và các thành phần làm nên mực in offset hiện nay
Thành phần cơ bản của các loại mực in offset sẽ bao gồm: pích măng (được chia ra làm 2 loại là pích măng và pích măng độn), chất liên kết (chất tạo màng) và một số chất phụ gia khác như: chất làm khô, chất điều chỉnh độ dính, chất chống dính bẩn, chất tạo độ bóng,…
Pích măng
Để tìm được lượng và chất lượng phù hợp cho pích măng nhà sản xuất sẽ dựa trên độ bề của màng mực in. Pích măng trong mực in offset cần phải đảm bảo không tan trong nước hoặc dung môi, các chất liên kết khác.
- Pích măng màu: loại này được sử dụng nhiều trong quy trình sản xuất mực in offset. Chúng có độ bền tốt với axit, kiềm và không hòa tan được trong các loại dung môi hữu cơ.
- Pích măng độn: chúng có công dụng làm tăng sáng cho tông màu. Những kỹ thuật viên vận hành in sẽ điều chỉnh được độ bám bụi, độ nhớt giúp đem lại cho khách hàng giá thành in tốt nhất.
Chất tạo màng (chất liên kết)
Chất này xuất hiện trên nhiều loại mực in khác nhau nhưng đối với mảng in offset thì phải sử dụng chất liên kết thấm ướt tốt, kỵ nước.
Công dụng và tính chất của chất tạo màng là tạo 1 lớp màng giúp bảo vệ cho bề mặt in, giúp tăng khả năng bám của pích măng.
Loại chất tạo màng này dùng cho mực in offset thường là hồn hợp dầu và nhựa.
Hệ thống máy in offset loại nhỏ
Các chất phụ gia
Trong mực in offset sẽ có nhiều chất phụ gia bao gồm:
- Chất làm khô: sử dụng chất này sẽ làm cho mực khô nhanh hơn, sau khi ép mực xong sản phẩm sẽ khô nhanh hơn, tránh việc bị lem mực.
- Chất chống dính: chất này sẽ giúp giấy in chống dính bẩn.
- Chất tăng độ bóng: chất này có tác dụng giúp mực sau khi in lên giấy sẽ có độ bóng sáng.
Phân loại các loại mực in offset
Mực in offset hiện nay được sản xuất với rất nhiều loại và mỗi loại có những đặc điểm khác nhau. Công thức pha mực in offset sẽ tùy vào hãng sản xuất, kỹ thuật viên nên không có loại nào có thành phần giống nhau.
Các thành phần trong loại mực này sẽ có sự khác nhau về độ trong suốt, độ sáng, độ bền màu, khả năng chịu nhiệt và chịu đựng trong các điều kiện môi trường khác nhau như hóa chất, chất tẩy rửa,…
Tùy theo dòng máy in offset mà có các loại mực in offset khác nhau
Trong quá trình in ấn mực in offset sẽ tiếp xúc với nước hoặc độ ẩm từ môi trường bên ngoài. Tuy nhiên, khi tiến hành in không nên để mực pha lẫn nhiều nước vì khi đó bề mặt của giấy sẽ bắt nước và ảnh hưởng tới chất lượng in. Ngoài ra, có một số loại mục in offset được thiết kế để khô nhanh hơn bằng nhiệt, nghĩa là trong quá trình in chúng sẽ được sấy với nhiệt độ cao để có sản phẩm hoàn chỉnh nhanh chóng.
Các sản phẩm thường được đặt in offset
Hiện nay, công nghệ in offset thường dùng để sản xuất ra các ấn phẩm sau:
- Danh thiếp
- Thiệp cưới
- Bìa hồ sơ
- Bao thư
- Vé xe
- …
Mực in offset hiện nay thường được dùng để sản xuất các ấn phẩm bằng giấy
Lời kết
Trên đây là một số thông tin cần thiết THN Việt Nam xin chia sẻ đến quý khách hàng về mực in offset. Hy vọng qua bài viết bạn sẽ biết thêm những kiến thức hữu ích về loại mực in rất phổ biến này nhé.