In lụa là gì? Đặc điểm, ứng dụng, quy trình kỹ thuật in lụa

Theo thống kê trên thị trường hiện nay có tỷ lệ rất lớn các sản phẩm đồng phục, áo quần đều được xử lý qua quá trình in lụa để thể hiện hình ảnh, logo, thương hiệu lên áo. Tuy nhiên, hiện nay rất nhiều khách hàng vẫn chưa biết in lụa là gì và quy trình của kỹ thuật in này như thế nào? Hãy theo dõi bài viết sau của THN Việt Nam để có câu trả lời bạn nhé.

In lụa là gì?

In lụa là phương pháp in ấn sử dụng khuôn in để định vị hình ảnh in sau đó dùng lực và thanh gạt để đưa mực đều qua các tấm lưới in. Phương pháp in này hiện đang được áp dụng in bằng tay thủ công hoặc bằng máy.

In lụa là phương pháp sử dụng thanh gạt mực để quét mực lên chất liệu in

In lụa là phương pháp sử dụng thanh gạt mực để quét mực lên chất liệu in

Sở dĩ hiện nay chúng được gọi như vậy bởi vì khi kỹ thuật in này mới phát triển, người thợ sẽ sử dụng lụa để ngăn cách giữa mực và vật liệu cần in. Sau này, khi công nghệ may mặc phát triển người ta đã phát triển thêm nhiều loại vật liệu khác: lưới kim loại, sợi bông, vải sợi,…Thế nhưng, để dễ nhận biết người ta vẫn sử dụng cái tên in lụa cho tới ngày nay.

Lịch sử hình thành và phát triển của công nghệ in này

In lụa đã được ra mắt từ rất lâu khoảng hơn 1000 năm trước. Khi đó, người ta đã phát triển cách tạo nên hình ảnh lên các vật liệu vải thông qua 1 khung gỗ. Sau đó, Pháp và Đức vào những năm 1870 người ta đã nghiên cứu ra việc sử dụng tơ lụa để làm lưới in, từ đó sẽ giúp bản in nhanh hơn và đồng bộ hơn.

Tiếp đến năm 1907, đã cải tiến công nghệ in lụa bằng cách sử dụng lưới bằng các sợi tơ.

Đến năm 1914 John Pilsworth đã phát triển công nghệ in lụa lên tầm cao mới khi bản in giờ đây đã có thể in được nhiều màu. Đánh dấu mốc quan trọng cho việc phát triện kỹ thuật in này tới ngày nay.

Phân chia các kỹ thuật in lụa

Trong ngành in ấn hiện nay in lụa sẽ được chia làm nhiều loại khác nhau và để bạn có thể biết chi tiết hơn, sau đây THN Việt Nam xin giới thiệu đến bạn chi tiết về từng loại kỹ thuật này:

Phân chia theo tự động hóa

Dựa vào yếu tố tự động hóa thì kỹ thuật này sẽ được chia làm 3 loại như sau:

In thủ công

In lụa thủ công sẽ được thực hiện 100% bằng tay từ bước gạt mực tạo hình ảnh trên vải cho đến bước sấy khô. Cách làm này đã xuất hiện rất lâu từ khi ngành in tự động chưa phát triển và chúng sẽ thích hợp làm với những đơn hàng nhỏ lẻ.

In lụa bán tự động

In lụa bán tự động hiểu đơn giản là quy trình in sẽ được tự động cơ khí hóa một vài thao tác. Trong khi đó một số bước thủ công vẫn sẽ được thực hiện bằng tay. Từ đó, giúp tăng hiệu suất làm việc hơn so với in lụa thủ công hoàn toàn.

Phương pháp in lụa bán tự động có sự hỗ trợ của máy

Phương pháp in lụa bán tự động có sự hỗ trợ của máy

In lụa tự động

Đúng như kỹ thuật của nó, cách này sẽ được làm hoàn toàn tự động bằng máy móc. Mọi bước từ căn chỉnh, in, sấy đều do máy thực hiện và chúng sẽ có hiệu quả rất lớn khi áp dụng đặt hàng số lượng nhiều trong thời gian ngắn.

Phân chia theo hình dạng khuôn in

Ngoài cách thực tự động thì người ta còn chia in lụa dựa theo hình dạng của khuôn in. Dựa theo hình dạng của khuôn in chúng ta có khuôn phẳng và khuôn tròn.

Khuôn lưới phẳng

Khung in lưới phẳng là dạng khuôn làm bằng tấm lưới phẳng và thích hợp in lên các vật liệu mềm phẳng như vải, cao su, giấy,…

Phương pháp in lụa sử dụng khuôn lưới phẳng

Phương pháp in lụa sử dụng khuôn lưới phẳng

Khuôn lưới tròn

Dạng khuôn lưới này thường không sử dụng in lên mặt phẳng mà in trên những vật liệu có bề mặt cong như: chén bát, gốm, sứ, thủy tinh,…

Phân chia in lụa dựa vào phương pháp in

Cuối cùng là yếu tố phương pháp in, dựa theo yếu tố này chúng ta cũng chia chúng làm 3 loại như sau:

In lụa trực tiếp

Đây là cách in lụa trực tiếp lên sản phẩm cần in và cách này thường được sử dụng khi in trên những vật liệu có bề mặt trắng hoặc vàng. Bởi khi sử dụng chất liệu có màu này thì màu in sẽ không ảnh hưởng, lệch màu thành phẩm nhiều.

In lụa phá gắn

Nếu sản phẩm bạn cần in có màu nền thì thường các cơ sở in sẽ sử dụng phương pháp này. Nếu in trực tiếp sẽ bị nhòe màu do đó họ sử dụng in lụa phá gắn để tránh hiện tượng nhòe mực, lem màu khi in lên các màu nền đen, xám, xanh, đỏ,…

In lụa dự phòng

Nếu những vật liệu có màu nền nhưng có độ khó cao, không sử dụng phương pháp in phá gắn được thì bước cuối cùng họ sẽ sử dụng phương pháp in dự phòng.

Nguyên lý của kỹ thuật in lụa là gì?

Nguyên lý của kỹ thuật in này thực chất khá đơn giản khi chúng với việc in mực dầu trên giấy. Trong quá trình in, người ta thường sẽ sử dụng khuôn tơ lụa hoặc khuôn lưới kim loại, sau đó thợ in tiến hành quét mực lên trên. Bước này đòi hỏi thợ in phải có tay nghề cao, có kinh nghiệm. Khi in thì chỉ có 1 phần mực được lọt qua khuôn in bám xuống bề mặt vật liệu cần in.

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp in lụa

Mỗi loại in ấn dù truyền thống hay hiện đại đều có những ưu điểm nhất định. Vì thế, trước khi chọn đặt in lụa, bạn nên biết qua về ưu nhược điểm của chúng để dễ dàng so sánh với các công nghệ in khác.

Ưu điểm

In lụa sở hữu nhiều ưu điểm khác nhau, chúng được áp dụng qua 1 khoảng thời gian rất dài tư xưa tới nay. Vậy in lụa có những ưu điểm nào?

  • Chi phí in thấp, các xưởng in thủ công không mất nhiều chi phí đầu tư máy móc như những công nghệ in hiện đại.
  • In được trên nhiều chất liệu khách hàng yêu cầu gốm: vải, giấy, nhựa, thủy tinh, gốm sứ,…
  • In theo nhiều màu sắc và hình ảnh khách hàng muốn.
Ưu điểm của in lụa là sản xuất được với chi phí thấp

Ưu điểm của in lụa là sản xuất được với chi phí thấp

Nhược điểm

Bên cạnh những ưu điểm hiện có, vì đây là 1 kỹ thuật in khá truyền thống nên chúng sẽ có một số nhược điểm sau:

Mỗi màu in sẽ sử dụng 1 khuôn in với màu khác nhau vì thế thời gian hoàn thành bản in sẽ rất tốn thời gian. Nếu khách hàng đặt số lượng ít và nhiều màu sẽ tốn nhiều chi phí.

  • Dễ bị gãy hình nếu sử dụng mực in không tốt hoặc tay nghề của thợ in chưa cao.
  • Khi in mực bám rất chặt vào bề mặt vật liệu nên sẽ khó sửa chữa khi hư hỏng.
  • Mỗi lần đặt in lụa cần có file thiết kế vector chứ file hình không thể in được.
  • In lụa rất khó thể hiện được các hiệu ứng đặc biệt như các công nghệ in hiện đại. Vì thế khách hàng chỉ in được những mẫu đơn giản với từng mảng màu đơn sắc.
  • In lụa thường mất nhiều thời gian, nếu đặt số lượng nhiều có thể thời gian khách hàng đợi có sẽ rất lâu.

Những yếu tố cần thiết cho quá trình in lụa

Để có được 1 sản phẩm in lụa hoàn chỉnh thì cơ sở in phải chuẩn bị rất nhiều dụng cụ. Cụ thể như:

Vật liệu in

Đầu tiên, khách hàng hoặc cơ sở in phải chuẩn bị vật liệu cần in hình ảnh lên. Những vật liệu khả dụng có thể dùng in lụa bao gồm: vải, giấy, thủy sinh, gốm, sứ, da, kim loại,…

Khuôn in

Các loại khung hiện nay thường được làm bằng gỗ có hình dạng là vuông hoặc hình chữ nhật. Chúng sẽ có tác dụng cố định phần lưới của khuôn in giúp khuôn in luôn phẳng. Đây cũng là nơi chứa mực in theo từng màu thợ in quy định và quét mực.

Lưới in

Phần lưới này được làm từ đa dạng chất liệu, chúng có thể là tơ tằm, vải bông, vải cotton hoặc dùng lưới kim loại. Lưới in sẽ bao gồm 2 phần chính là phần in và phần không in, phần không in sẽ không cho mực đi qua khi quét mực lên.

Mực in

Mực in của kỹ thuật này khác với các loại mực khác. Chúng có độ dèo, sệt chứ không lỏng như các loại mực in kỹ thuật số. Thông thường các loại mực này sẽ được sản xuất theo từng màu và để riêng từng hộp, nếu khách hàng chọn 1 màu khác đặc biệt thì cơ sở in phải đi pha.

Thanh gạt

Đây là dụng cụ được làm thủ công và chúng dựa vào kích thước của khuôn in để lựa ra kích thước phù hợp. Thanh gạt thường được làm bằng chất liệu gỗ và ở dưới phải làm 1 vật liệu chuyên dùng để gạt mực để mực đều, xuống bề mặt in tốt.

Bàn in

Đây là dụng cụ để thợ in cố định vật liệu cần in lên. Để cố định vật liệu cần in người ta thường sẽ dùng lớp keo để cố định vật liệu in giúp chúng không bị dịch chuyển trong quá trình thực hiện.

Quy trình đặt in lụa hiện nay

Để tạo ra sản phẩm in lụa, hầu hết các cơ sở in thường phải trải qua 5 bước như sau:

Bước 1: pha keo, chuẩn bị khung

Đầu tiên thợ in sẽ chuẩn bị tiến hành khung in và chọn loại khung có hình vuông hoặc hình chữ nhật cho phù hợp. Sau đó họ sẽ tiếp tục pha loại keo PVA với độ sệt phù hợp để có hiệu quả khi phủ lên lưới in.

Bước 2: chụp phim, tạo khuôn in

Ở bước này, thợ in sẽ dùng keo đã pha sẵn trước đó, tráng kin trên bề mặt lưới in và sau đó đem đi sấy khô. Tiếp theo, người ta sẽ tiến hành đưa phim lên bản lưới bằng cách đặt tấm phim lên lớp keo mới phủ và để dưới ánh nắng mặt trời hoặc các loại đèn màu trắng.

Quá trình chụp phim sẽ mất khoảng 2 – 3 phút, tiếp đến người thợ in sẽ lấy khuôn in ra xịt nước cho lớp keo trên phần phim trôi đi từ đó giúp mực có thể thấm qua lớp lưới in dễ dàng. Với mỗi màu ứng trên bản in người ta sẽ dùng 1 bảng phim khác nhau cho ứng với màu đó.

Bước 3: pha mực

Bước này sẽ áp dụng cho những hình ảnh thiết kế cần pha màu in. Tại đây, người thợ sẽ dùng kỹ năng, kinh nghiệm của mình để pha mực với nhau sao cho ra màu đúng với màu trên bản in cần làm.

Bước 4: tiến hành in lụa

Để bắt đầu quá trình in ấn, người ta sẽ cố định vật liệu in lên bàn in bằng lớp keo đặc biệt sau đó đặt khuôn vào vị trí cần in -> cho từng khuôn lưới lên và bắt đầu quét cho in từng màu mực -> quá trình này đòi hỏi thợ in phải có tay nghề và phải quét ít nhất 2 lần để mực in bám đều trên bề mặt.

Thợ in đang tiến hành kiểm tra bản in lụa

Thợ in đang tiến hành kiểm tra bản in lụa

Bước 5: sấy khô, phơi

Sau khi đã hoàn thành sản phẩm in cuối cùng chúng ta sẽ tiến hành sấy khô hoặc phơi sản phẩm để mực in bám chất lên bề mặt vật liệu. Sau đó mới tiến hành qua các công đoạn khác.

Trên đây là khái niệm in lụa là gì cùng đặc điểm, quy trình sản xuất đặc biệt của nó. Hy vọng qua bài viết này bạn đã biết thêm 1 kiến thức rất hữu ích về công nghệ in lâu đời và cực kỳ độc đáo này nhé.