Giấy bìa carton hiện nay được sử dụng trong nhiều ngành nghề, các sản phẩm đóng bìa carton sẽ dễ dàng vận chuyển, đựng. Hôm nay, công ty THN Việt Nam sẽ gửi đến bạn một số thông tin cơ bản nhất về loại giấy này nhé.
Giấy carton là gì?
Giấy carton là loại giấy chính trên thị trường dùng để làm thùng, hộp chuyên dùng để gói hàng lưu kho, vận chuyển. Hiện nay có nhiều loại giấy carton nhưng loại được sử dụng phổ biến nhất là giấy carton sóng. Vì thế, nội dung sau đây được THN Việt Nam chia sẻ sẽ xoay quanh loại giấy carton này.
Giấy carton thường được dùng để đựng hàng
Giấy carton sóng sẽ được cấu tạo bởi 3 lớp giấy chính là lớp giấy thường và lớp giấy sóng. Có một số loại dày sẽ có nhiều lớp hơn nhưng số lớp giấy carton thường là số lẻ. Loại giấy carton dày nhất hiện nay có khoảng 9 lớp.
Cấu tạo của giấy carton
Sản phẩm giấy này có độ bền cao, cứng hơn giấy thông thường vì thế hiện nay các doanh nghiệp vận chuyển gói hàng thường dùng loại giấy này để đựng hàng. Một số công ty khi phân phối sản phẩm còn in giấy thùng carton để khách hàng biết tới thương hiệu của mình.
3 thành phần cấu tạo trong giấy carton
Trong giấy carton sẽ có 3 thành phần chính bao gồm: giấy, Polyethylene và nhôm
Phần giấy
Thành phần của giấy được làm từ bột gỗ tự nhiên hoặc thông qua xử lý qua các loại giấy đã sử dụng khác. Đây là phần chiếm tỷ lệ cao nhất trong sản phẩm giấy carton.
Khi sản xuất cơ sở làm cần phải qua khâu xử lý kỹ lưỡng để loại bỏ hết những tạp chất có bên trong giấy. Ngoài ra, giấy carton có chia thành nhiều phân khúc nên quy trình xử lý cho từng loại cũng khác nhau, từ đó cho ra chất lượng giấy khác nhau.
Polyethylene
Polyethylene là 1 chất nhựa dẻo, là 1 hợp chất hữu cơ được tạo thành sau phản ứng trùng hợp.
Polyethylene giúp tạo độ cứng và độ bền cho giấy carton thêm cứng và bền hơn, từ đó có thể đựng được các loại hàng có trọng lượng nặng.
Polyethylene chiếm tỷ lệ khá thấp trong thành phần của giấy và tỉ lệ này có thể điều chỉnh nhiều hay ít hơn tùy thuộc vào từng nhà sản xuất.
Nhôm
Đây là loại thành phần có tỷ lệ rất nhỏ trong giấy carton giúp chúng có khả năng chống ăn mòn, giúp giấy chống bị nhiễm từ và khó bốc cháy ở nhiệt độ thông thường.
Ưu, nhược điểm của giấy carton là gì?
Ưu điểm
- Dễ dàng cắt, chỉnh sửa linh hoạt: giấy carton khi phân phối thường được cắt theo khổ để dễ sử dụng. Các xưởng sản xuất hộp, thùng có thể cắt ghép thành nhiều khổ khác nhau để sản xuất ra các sản phẩm họ phân phối.
- Thành phần lớn trong giấy carton là giấy vì thế sử dụng chúng để gói hàng, đựng hàng sẽ rẻ hơn nhiều các loại vật liệu khác.
- Khả năng chịu lực tốt: nhờ cấu trúc của giấy có các lớp sóng nên giấy có khả năng phân tán và chịu lực tốt. Vì thế, chúng thường dùng để sản xuất các hộp cứng cao cấp.
- Thiết kế đa dạng: phần mặt ngoài của giấy carton mịn nên dễ dàng in ấn thương hiệu, thông tin của doanh nghiệp. Từ đó tạo ra những thông tin thiết thực gửi tới khách hàng khi mua hàng.
- Nhẹ: tuy có độ bền, chịu lực cao nhưng trọng lượng 1 thùng giấy carton rất nhẹ, dễ dàng gấp gọn lại hoặc gấp dẹp để tiện lưu trữ.
- Bảo vệ sản phẩm tốt: giấy có khả năng chịu được tác động lực, trọng lượng hàng và để ngoài trời tốt vì thế sẽ bảo vệ cho sản phẩm trong quá trình vận chuyển, lưu kho.
Giấy carton có khả năng chịu được lực tốt khi đựng hàng
Nhược điểm
- Thời gian lưu trữ không dài: giấy carton chỉ thích hợp khi dùng để đựng hàng, vận chuyển trong thời gian ngắn. Giấy dễ bị phân hủy khi gặp môi trường ẩm ướt và nếu để lâu sẽ dễ gặp tình trạng mối mọt lâu dài.
- Dễ cháy: giấy carton mặc dù chịu được nhiệt tốt hơn các loại giấy khác nhưng chúng vẫn có khả năng cháy và cháy rất nhanh. Vì thế tránh để chúng ở khu vực nhiệt độ quá cao hoặc những nơi tiếp xúc với lửa.
- Kị nước: giấy carton khi gặp nước sẽ bị nhũn ra và cho dù có khô lại cũng không giữ được độ cứng ban đầu.
Cấu trúc cơ bản của giấy Carton
Cấu trúc giấy carton thường sẽ được phân chia theo độ dày của từng loại. Ngoài ra, tùy theo nhà sản xuất mà thành phần bên trong giấy carton sẽ ảnh hưởng tới cấu trúc này.
Cấu trúc giấy dựa trên độ dày
Về cơ bản, cấu trúc của giấy carton sẽ chia làm 2 loại: lớp giấy thường và lớp giấy sóng. Trong đó, lớp giấy thường thường là số chẵn còn lớp giấy sóng là số lẻ nhỏ hơn 1 đơn vị so với lớp giấy thường.
Ví dụ: giấy carton có 3 lớp thì sẽ bao gồm 2 lớp giấy thường và 1 lớp giấy sóng.
Giấy carton 3 lớp có 2 lớp mặt và 1 lớp sóng ở giữa
Lớp sóng cũng được chia làm các loại khác nhau và hiện nay có 4 loại sóng giấy bao gồm: A, B, C, E. Mỗi loại sóng có tính chất khác nhau nên thành phẩm giấy thường sẽ dùng cho các mục đích khác nhau.
Hiện nay, có thể kết hợp nhiều loại sóng với nhau để cho ra giấy carton có cấu trúc đặc biệt, giúp nâng cao hiệu quả khi đựng hàng hóa, vận chuyển hàng hóa.
Các loại sóng giấy carton phổ biến nhất và đặc điểm từng loại
- Sóng A: loại sóng này cao khoảng 2,5mm và cứ 30cm độ dài của giấy sẽ có 33 bước sóng. Loại sóng này khi dùng để đựng hàng có khả năng phân tán lực trên toàn bộ bề mặt giấy rất tốt.
- Sóng B: loại này cao khoảng 2,5mm, cứ mỗi 30cm giấy sẽ có 47 bước sóng. Sóng B giấy carton có khả năng chịu được lực xuyên thủng tốt.
- Sóng C: cao 3,6mm, trên 30cm độ dài giấy có khoảng 39 bước sóng. Độ cao của sóng C nằm ở giữa khoảng của 2 loại A và B nên sẽ có bao gồm cả tính chất của 2 loại sóng trên. Tuy nhiên, chúng không đạt ưu điểm tuyệt đối như 2 loại sóng kia.
- Sóng E: là loại sóng thấp nhất khi chúng có độ dày khoảng 1,5mm, cứ 30cm độ dài sẽ có khoảng 90 bước sóng. Do có số bước sóng lớn nên giấy có khả năng chịu lực tốt nhưng chỉ thích hợp dùng để đựng hàng hóa có trọng lượng nhẹ.
Tỷ lệ 3 thành phần có trong giấy carton là bao nhiêu?
Để có được sản phẩm giấy tốt, giấy carton cần có tỷ lệ các thành phần phù hợp:
- Giấy: 74%.
- Polyethylene: 22%
- Nhôm: 4%
Tỷ lệ này giúp giấy carton có độ bền, chịu được lực của hàng hóa và có khả năng lưu trữ trong kho trong thời gian dài, chịu được nhiệt độ môi trường. Nếu hàng hóa được đặt trong môi trường đặc biệt thì có thể thay đổi tỷ lệ để phù hợp với sản phẩm.
Giấy carton có mấy lớp?
Giấy carton có cấu trúc được chia theo số lớp vì thế trên thị trường hiện nay có nhiều loại giấy carton khác nhau có số lớp từ 3 – 9 lớp.
Carton 3 lớp
Đây là loại bìa carton bao gồm 3 lớp gồm 2 lớp giấy thường và 1 lớp giấy sóng nằm ở giữa. Phần giấy thường sẽ được làm phẳng còn lớp giấy sóng sẽ được chia thành 4 loại A, B, C, E như chúng tôi chia sẻ ở trên.
Loại này có độ dày vừa phải thường dùng để đựng hàng hóa có trọng lượng vừa và nhẹ, nếu cần đựng loại hàng nặng hơn thì cơ sở nên sử dụng loại carton dày hơn. Hầu hết các loại thùng carton 3 lớp hiện nay đều sử dụng sóng B và C.
Carton 5 lớp
Loại này sẽ được cấu tạo từ 5 lớp giấy trong đó có 3 lớp giấy thường và 2 lớp giấy sóng nằm giữa. Hai mặt ngoài của giấy có độ mịn, đẹp dễ dàng in ấn và 2 lớp giấy sóng sẽ xen sẽ 1 lớp sóng cao, 1 lớp sóng thấp.
Giấy carton 5 lớp có 2 lớp sóng
Tùy vào yêu cầu và tính chất của mặt hàng, vận chuyển mà người ta sẽ phối các lớp sóng với nhau để tạo được sản phẩm phù hợp nhất. Do chúng có 5 lớp nên có độ dày giúp bảo vệ giấy tốt hơn. Kết cấu 5 lớp của chúng giúp phân tán lực tốt, tránh được các tác động bên ngoài vào mặt hàng.
Carton 5 lớp thường dùng để đóng gói các hàng hóa nặng như đồ nội thất, hoa quả, sản phẩm đồ điện.
Carton 7 lớp
Loại này sẽ có 4 lớp giấy thường và 3 lớp giấy sóng kết hợp với nhau. Trong đó, lớp sóng phổ biến được kết hợp với nhau là BCE. Loại giấy này ngoài đựng các mặt hàng có trọng lượng nặng còn dùng để làm các sản phẩm handmade, mô hình giấy carton.
Khi sử dụng để đựng hàng, giấy carton 7 lớp đạt yêu cầu cao trong bảo vệ sản phẩm khi vận chuyển.
Một số loại giấy carton khác
Ngoài những loại giấy carton phổ biến như trên thì còn 2 loại giấy carton 2 lớp và 9 lớp nữa.
Với loại carton 2 lớp thì chúng có độ dày khá mỏng nên không được dùng để làm đựng hàng và thường dùng để lót bổ sung bên trong.
Với carton 9 lớp chúng cũng được sản xuất nhưng không phổ biến nhiều như tại Việt Nam, loại giấy này hiện nay chỉ được dùng cho một số nhu cầu đặc thù.
Lời kết
Trên đây là khái niệm giấy carton là gì, thành phần và đặc điểm của chúng. Hy vọng những kiến thức do THN Việt Nam mang lại sẽ giúp bạn hiểu hơn về loại giấy rất phổ biến trong ngành vận chuyển, đựng hàng hóa này.