Khi đặt in các ấn phẩm như danh thiếp, tờ rơi, thiệp cưới thì việc biết được thông số định lượng giấy ra rất quan trọng khi chúng giúp bạn tìm được loại giấy in chất lượng phù hợp. Vậy định lượng giấy là gì? Hôm nay, bạn hãy xem bài viết sau của THN Việt Nam để biết thêm khái niệm này nhé.
Định lượng giấy là gì?
Định lượng giấy là khối lượng được tính theo gram trên 1 mét vuông giấy. Hiểu đơn giản hơn, định lượng giấy (GSM) là khối lượng của giấy trên 1 đơn vị diện tích chuẩn.
Định lượng giấy chỉ khối lượng trên 1 diện tích giấy
GSM là từ viết tắt tiếng Anh của Grams per Square Meter, nghĩa là số gram giấy trên mỗi mét vuông diện tích. Điều này đồng nghĩa với việc giấy có định lượng càng cao thì khối lượng/1 mét vuông càng cao.
Có những mức định lượng giấy nào phổ biến
Hiện nay, các loại giấy in trên máy offset có định lượng giấy rất đa dạng trải dài từ mức 70 – 350gsm. Khi đặt in tùy theo từng sản phẩm bạn đặt hàng mà sẽ có mức định lượng phù hợp cho sản phẩm đó.
Chỉ số GSM của một số loại giấy phổ thông hiện nay
Giấy Ford
Đây là loại giấy khá phổ biến được dùng trong ngành in offset hoặc các tiệm photo. Loại giấy này có các định lượng phổ biến là 70, 80, 90, 100, 120, 150gsm. Chúng có bề mặt nhám, bám mực in tốt và thích hợp dùng để sản xuất các ấn phẩm như bao thư, tờ rơi,…
Giấy ford rất phổ biến trong ngành in ấn và có nhiều mức định lượng
Giấy Couche
Đây là loại giấy rất phổ biến trên thị trường và chúng thường dùng để sản xuất nhiều ấn phẩm như: danh thiếp, tờ rơi, catalogue, thiệp cưới,…Giấy C có định lượng rất đa dạng từ 100 – 350gsm và tùy theo sản phẩm mà có từng độ dày thích hợp khác nhau cho bạn lựa chọn.
Giấy C được sử dụng phổ biến trong ngành in offset
Giấy bristol
Loại giấy này có chất lượng cao hơn giấy Couche, chúng có độ dày và bề mặt trông xốp hơn, hơi bóng và bám mực in tốt. Loại giấy này có định lượng cao từ 230 – 350gsm nên thường được dùng để in các phần có độ dày cao như bìa hồ sơ, bìa thiệp mời, bao thư,…
Giấy duplex
Loại giấy này có độ trắng, bề mặt láng gần bằng với giấy Bristol nhưng mặt còn lại thì màu hơi sẫm như giấy bồi. Chúng thường được sử dụng để làm ra các ấn phẩm có độ bền tốt vì định lượng của chúng nằm trong khoảng 300gsm.
Giấy duplex có độ dày tốt, định lượng cao nên thích hợp in hộp giấy, túi giấy
Giấy crystal
Loại giấy này có 1 mặt bóng láng như được phủ keo bóng vậy và mặt còn lại thì nhám. Chúng thích hợp in 1 mặt và định lượng giấy thường ở tầm trung từ 100 – 250gsm.
Có phải giấy có định lượng bằng nhau thì dày bằng nhau
Mỗi loại giấy sẽ có thành phần sản xuất khác nhau nên cho dù định lượng giấy có bằng nhau đi nữa thì chưa chắc độ dày của chúng sẽ bằng nhau. Tùy thuộc vào loại giấy nhà sản xuất sử dụng để làm mà độ dày sẽ có thay đổi.
Nếu bột giấy có trọng lượng nặng thì chúng sẽ trông mỏng hơn loại giấy được làm từ bột giấy trọng lượng nhẹ mặc dù định lượng của chúng đều bằng nhau.
Ứng dụng của một số định lượng giấy bạn cần biết
- Định lượng 35 – 85 gsm: thường dùng trên một số ấn phẩm mỏng như báo chí, giấy nháp, giấy tập A4.
- Định lượng 90 – 100 gsm: thường dùng để sản xuất các ấn phẩm in dùng trong văn phòng như catalogue, giấy tiêu đề, nội dung sách.
- Định lượng 120 – 150 gsm: dùng để sản xuất các ấn phẩm như tờ rơi, poster, danh thiệp dạng mỏng.
- Định lượng 200 – 300 gsm: loại này khá cứng và dày nên thường được dùng làm bìa sách, tờ rơi, vỏ hộp.
- Định lượng 350 – 400gsm: dùng để in bìa dày, card visit, thiệp mới cao cấp hoặc các ấn phẩm có thời gian sử dụng lâu dài.
Lời kết
Trên đây là giải đáp cho thắc mắc định lượng giấy là gì cùng một số thông tin cần thiết xoay quanh định lượng giấy. Hy vọng qua bài viết này bạn sẽ có thêm 1 kiến thức hữu ích để chọn ra loại giấy phù hợp với mình trong in ấn nhé.